Phòng bệnh chết sớm cho tôm (EMS)

18/03/2021

Phòng bệnh chết sớm cho tôm (EMS)

Phòng bệnh chết sớm cho tôm

Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả và gây ra các triệu chứng như lờ đờ, vỏ mềm sậm lại và đầu ngực bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh xuất hiện giới hạn ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối của bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn phát sinh tiếp tục gây tổn thương gan tụy. EMS gây chết tôm lúc nhỏ và có khả năng tiêu diệt toàn bộ tôm trong ao, gây tổn thất nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm.

Triệu chứng:

Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Tôm chậm lớn và chết ở đáy ao. Tiếp theo tôm bệnh sẽ có hiện tượng vỏ mềm và biến màu. Tôm thường lờ đờ, bơi tấp mé bờ, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày. Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại.

Cá thể tôm bị bệnh thường có các dấu hiệu như: vỏ mềm, đục cơ, gan sưng to, mềm nhũn, biến màu hoặc bị teo nhỏ và dai. Giải phẫu mô học sẽ phát hiện nhiều đốm đen trên gan, các tế bào gan bị hoại tử, lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn và không thấy virus khi kiểm tra PCR.

Nguyên nhân

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus (Vibrio P.) là nguyên nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Chúng phân bố rộng rãi ở các môi trường và điều kiện sống khác nhau, điều đó lý giải lý do vì sao hội chứng EMS rất dễ lây lan, bùng phát và vô cùng khó khăn để ngăn chặn cũng như kiểm soát bệnh này.

Vibrio P. tập hợp và hình thành màng sinh học khi chúng bám vào lớp kitin trên bề mặt dạ dày, giống như cách hình thành lớp mùn bã hữu cơ trên bề mặt đáy ao. Màng sinh học này có tác dụng bảo vệ vi khuẩn Vibrio P. chống lại kháng sinh, chất sát trùng, các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược… trong khi vẫn cho phép vi khuẩn hoạt động trao đổi chất bình thường.

Dấu hiệu gan tôm bị bệnh

Vibrio P. sản sinh độc tố nhưng không gây hại cho vật chủ, sau khi xâm nhập vào động vật, chúng gia tăng mật số để bảo vệ chính mình và cuối cùng là gây chết cho động vật mà chúng xâm nhập. Vibrio P. gây bệnh không vào máu bằng cách thâm nhập qua vết thương; điều này lý giải vì sao kháng sinh không thể ngăn chặn được sự lây nhiễm của chúng. Và việc ẩn mình trong lớp màng sinh học để bảo vệ mình thoát khỏi những chất cơ bản có thể giết chết chúng đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho việc phát triển các phương pháp điều trị EMS.

Phương pháp phòng chống

Việc điều trị bệnh EMS cho đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi lịch sử ngành bệnh học tôm cho thấy việc điều trị sau khi bệnh đã xảy ra là rất khó, do tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu; sau khi mắc bệnh tôm thường bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được cũng như tôm sẽ chết rất nhanh. Do đó phương pháp hiệu quả nhất để bảo đảm an toàn cho đàn tôm trước dịch bệnh EMS vẫn là các biện pháp phòng ngừa.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: