Bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị

26/05/2021

Bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng trị

1. Nguyên nhân gây bệnh

Từ những nguyên nhân cơ bản trên, nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ gây bệnh gan tụy trên tôm sẽ bùng phát và gây hậu quả nghiêm trọng cho cả vụ nuôi. Do đó, quý bà con cần lưu ý những nguyên nhân căn bản này và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Thay đổi màu sắc gan liên quan đến bệnh lý gan:

Trong suốt quá trình phát triển của tôm, bà con nên thường xuyên theo dõi màu sắc của gan tôm. Những con phát triển bình thường, gan thường có màu nâu sẫm và đường ruột không đứt đoạn. Nếu có biểu hiện thay đổi màu sắc gan hay về đường ruột thì bà con cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Các màu sắc thường thấy báo hiệu dấu hiệu bệnh về gan trên tôm:

Gan đỏ: gánh nặng trên gan hoặc có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy yếu.
Gan vàng: khả năng tiêu hóa bất thường, chuyển hóa không đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Gan trắng: sau khi gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa năng lượng, hết glycogen gan và protein.
Gan đen: dư lượng thuốc hoặc sự chết đi của các tế bào giải độc gan, nguyên nhân do các chỉ số hóa lý (không thể đảo ngược).

Gan co lại: do nhiều yếu tố phức tạp.
2. Các biện pháp quản lý và phòng ngừa
Kiểm soát thức ăn:
Bà con sử dụng thức ăn kém chất lượng, không đủ vitamin chất béo. Hoặc thức ăn bảo quản không đúng cách, dễ mốc, làm phát sinh nhiều độc tố như: mycotoxin hay Aflatoxin,…Tôm ăn những loại thức ăn này rất dễ gây viêm gan. Kết hợp với tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài có thể dẫn đến một số bệnh về gan.

Bà con nên sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong suốt quá trình nuôi, bà con nên bổ sung thêm khoáng đa vi lượng và các loại vitamin để giúp cho hệ tiêu hóa của tôm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Bà con có thể dùng NANO CALCIUM  hoặc LIVER DETOX trộn vào thức ăn và bổ sung cho tôm.

Vấn đề môi trường nước:

Nuôi tôm là nuôi nước nên mọi mầm bệnh xảy ra đều bắt nguồn từ môi trường nước không tốt. Do vậy, bà con cần quản lý tốt môi trường nước ao nuôi. Tránh tình trạng thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ tồn đọng sinh khí độc như: H2S, NO2, NH3 gây ảnh hưởng đến gan tụy của tôm. Chất lượng nước kém hay biến động đột ngột tôm sẽ rất dễ bị mầm bệnh tấn công.

Các biện pháp ổn định môi trường, phòng ngừa bùng phát bệnh trên tôm:

Quản lý chặt chẽ thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ: Thường xuyên si phong ao để hạn chế đáy ao bị bẩn sinh khí độc.
Thường xuyên sử dụng vi sinh để ổn định lượng nước và hạn chế tảo bùng phát. Tảo bùng phát sẽ sinh nhiều khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến tôm. Chúng tôi khuyên bà con sử dụng Chế phẩm sinh học SUPER BZT cho suốt vụ nuôi để ổn định môi trường nước.

Định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi để hạn chế các loại vi khuẩn có hại phát triển. Quý bà con có thể sử dụng DK VIRUS.
Định kỳ bổ sung khoáng cho tôm phát triển đồng đều. Khoáng rất quan trọng trong quá trình lột xác và phát triển của tôm. Bà con có thể sử dụng các khoáng như: CALCIPHOS, CALCIUM 600, WHITE BACK để bổ sung vào nước và thức ăn cho tôm hấp thụ.
Luôn quan tâm đến sự thay đổi của môi trường nước như: độ mặn, pH, các chỉ tiêu khí độc để có biện pháp xử lý kịp thời .
Thuốc đều trị bệnh:
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trên thị trường bổ sung chức năng gan cho tôm. Nhưng đa số là kháng sinh trái phép, không được cấp phép lưu hành sử dụng trong thủy sản. Gây dư lượng kháng sinh ảnh hưởng đến chất lượng tôm.

Ngoài việc sử dụng các loại khoáng, vitamin bổ sung tăng sức đề kháng cho tôm và ổn định môi trường nước bằng các loại vi sinh. Nếu cấp thiết bà con có thể sử dụng VRON 500 – là sản phẩm kháng sinh chuyên dùng trị bệnh gan, nhiễm vibrio trên tôm.

Qua những thông tin chia sẻ như trên, chúng tôi mong rằng quý bà con sẽ có được kiến thức bổ ích. Để luôn quan tâm và chăm sóc chu đáo cho ao tôm của mình phát triển và đạt năng suất cao nhất.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: